Tin tức

Logistics xanh trong chuỗi cung ứng: 6 điều bạn cần biết

Hiện nay, việc ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển, hội nhập, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Vậy Logistics xanh là gì? Làm thế nào để áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh? 
 

1. Logistics xanh là gì?

Logistics xanh (hay còn gọi Green Logistics) là mô hình Logistics hướng tới mục tiêu tạo ra giá trị bền vững cho các doanh nghiệp, đồng thời cân bằng hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường. Hiểu đơn giản, Logistics xanh trong chuỗi cung ứng sẽ kết hợp các yếu tố thân thiện với môi trường vào quá trình quản lý, và sử dụng thiết bị tối tân để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải,...

Trong đó, Logistics xanh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm đa dạng các giải pháp xanh hóa trong chuỗi cung ứng trên mọi phương diện. Chẳng hạn như vận tải xanh, kho bãi xanh, bao bì xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh,...


2. Lợi ích nhận được khi ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng
 

Việc triển khai Logistics xanh được xem là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lộ trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi mô hình này mang đến nhiều lợi ích tích cực như:

2.1. Thân thiện với môi trường

Quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể giúp các công ty giảm khí thải Carbon Dioxide (CO2) hiệu quả, bằng một số phương pháp đơn giản như: Giảm việc sử dụng năng lượng không tái tạo (dầu đốt, than và khí đốt), hạn chế phá rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm - tái sử dụng - tái chế,...

Chưa kể, Logistics xanh còn tăng cường việc tuân thủ luật môi trường, và điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở mức thấp nhất. Nhờ các hoạt động kể trên, môi trường đã giảm ô nhiễm đáng kể, đồng thời duy trì được không khí sạch và trong lành hiệu quả.

2.2. Bảo vệ sức khỏe con người

Ứng dụng Logistics xanh cũng góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể, việc “xanh hóa” Logistics sẽ lấy công nghệ làm nền tảng và sử dụng các phương tiện vận tải xanh (chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch, không gây hại đến môi trường). Qua đó góp phần loại bỏ các khí thải nhà kính và tác nhân ô nhiễm.

2.3. Tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng

Bên cạnh lợi ích vượt trội đối với môi trường và xã hội, ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng vừa giúp tối ưu chi phí, vừa góp phần tăng hiệu quả vận chuyển. Theo đó, các doanh nghiệp có thể triển khai vận tải xanh bằng cách kết hợp các đơn hàng đi chung một chuyến, lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy hàng ở hai chiều vận chuyển,... Nhờ vậy sẽ giúp giảm số lượng xe tải trống hoặc chở hàng nửa chừng trên đường để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận chuyển, đồng thời giảm tắc đường và ô nhiễm do giao thông.

2.4. Giảm thiểu rác thải công nghiệp 

Logistics xanh được triển khai trong chuỗi cung cứng còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế, dễ phân hủy sinh học hoặc đóng hàng trong thùng pallet (gỗ, nhựa,...). Việc giảm thiểu lượng chất thải đóng gói, tái chế các sản phẩm cũ và phục hồi được những giá trị cần thiết sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác bền chặt hơn.

3. Phương châm và tiêu chí đánh giá Logistics xanh

Để đánh giá chuỗi cung ứng Logistics đã đạt tiêu chuẩn “xanh”, thân thiện với môi trường hay không cần dựa trên mô hình 2E-3R. Bao gồm 2 phương châm và 3 tiêu chí như sau:

Phương châm 2E:

  • Efficiency - Đạt hiệu quả cắt giảm tài nguyên đầu vào và đảm bảo tiết kiệm năng lượng.
  • Environment-friendly chain - Thân thiện môi trường trong chuỗi cung ứng.

Tiêu chí 3R

  • Reuse - Tái sử dụng các phế phẩm trong sản xuất và phân phối.
  • Recycle - Tái chế lại nguồn rác thải trong quá trình sản xuất sản phẩm và lưu thông.
  • Reduce - Cắt giảm lượng khí thải độc hại và tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

4. So sánh Logistics xanh và Logistics truyền thống

Đặc điểm

Logistics xanh

Logistics truyền thống

Mục tiêu

Sự phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của Logistics xanh. Do đó, việc quản lý chuỗi cung ứng xanh sẽ sử dụng nền công nghệ tân tiến trong hoạt động Logistics, hướng đến việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đạt hiệu quả cao nhất là mong muốn của Logistics truyền thống. Các vấn đề xảy ra liên quan đến môi trường thường ít được chú trọng, vì sẽ làm tăng thêm gánh nặng chi phí.

Tác nhân

Tác nhân của Logistics xanh bao hàm những hoạt động Logistics lẫn mối liên hệ mật thiết đến các doanh nghiệp ở đầu và cuối chuỗi cung ứng. 

Vì thế, để đạt được hiệu quả cao, quản lý chuỗi cung ứng xanh cần kết hợp hiệu quả các nguồn lực hiện có, tránh lãng phí tài nguyên.

Đối với Logistics truyền thống, tác nhân chỉ xoay quanh các hoạt động Logistics và khó khăn trong việc phân bổ, kết nối các nguồn lực tự nhiên.

5. Một số phương pháp tiến đến Logistics xanh bền vững

Dưới đây là các phương pháp ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Quy trình mua hàng: Thay vì sử dụng giấy tờ và tài liệu để in ấn, trao đổi thông tin như trước đây, doanh nghiệp hãy áp dụng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giao thương sẽ giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả.
  • Quy trình sản xuất: Doanh nghiệp có thể giảm sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất bằng một số biện pháp như tái sử dụng nước triệt để, giữ nguyên chất lượng sản xuất, giảm tối đa phát thải khí độc, chất thải,...
  • Quy trình quản lý kho hàng: Đối với một số hoạt động như chuyển sản phẩm vào kho, vận chuyển hàng hóa trong kho, các doanh nghiệp nên giảm thiểu việc sử dụng xe nâng để tiết kiệm nhiên liệu.
  • Quy trình vận chuyển: Khi phân phối hàng hóa, các công ty có thể chọn phương tiện thân thiện với môi trường như đường thủy, đường hàng không, đường sắt hoặc giảm thiểu việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ. 

6. Ví dụ về Logistics xanh trong chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đang diễn ra trên toàn cầu, Green Logistics ngày càng được quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp. Hàng loạt các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã triển khai các kế hoạch hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm dấu chân carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Chẳng hạn như IKEA - Tập đoàn đa quốc gia chuyên thiết kế nội thất, lắp ráp thiết bị và đồ dùng gia đình đến từ Thụy Điển, đã nỗ lực ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng bằng cách: Sử dụng nguyên vật liệu không gây hại cho môi trường, quy trình sản xuất an toàn, đi cùng quy trình đóng gói, vận tải giảm thiểu tối đa khí thải.

Đặc biệt, hiểu được tầm quan trọng khi ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng là cách hiệu quả để phát triển bền vững, Công Ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế InterLOG cũng không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp “xanh hóa” Logistics như:

  • Gom hàng LCL giúp xử lý lô hàng của Quý khách nhanh chóng, liền mạch.
  • Tái sử dụng container rỗng để đóng hàng xuất khẩu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Quy cách đóng gói hàng tinh gọn, đảm bảo năng suất ổn định, tránh hư hỏng, mất mát mà vẫn tối ưu hóa thời gian giao hàng nhanh chóng.
  • Vận chuyển bằng sà lan giúp nâng cao năng suất vận chuyển cho doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, InterLOG còn áp dụng chuyển đổi số trong quản lý vận hành Kho vận & dịch vụ Fulfillment với phần mềm WMS, giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng, cắt giảm tối đa lượng tiêu thụ giấy tờ cũng như giảm đi các tác động đến môi trường.
Nguồn: https://interlogistics.com.vn/vi/tin-tuc/blog/logistics-xanh-trong-chuoi-cung-ung-n-593?gidzl=HO4GDZsytm54cn0pEgBV3aAV5ZeYfTjRMvaHRtUXYmbQc4qzT_A635_AI3ztzjTVNCmVQ3PE2Vu5ERpM0G
 

Tin liên quan